Việt Nam
* Ngày 5-12-1964, quân giải phóng đột nhập tiêu diệt "ấp chiến lược" Bình Giã, bao vây đánh phá chi khu quân sự Đức Thạch. Đến 8-12, quân giải phóng tấn công quận lỵ Đất đỏ, ngày 9-12, tiêu diệt toàn chi đoàn xe lội nước bọc sắt M.113 trên đường số 2, và đánh quân tiếp viện kéo dài 6 ngày liền từ 28-12 đến 2-1-1965
Trận Bình Giã (Bà Rịa) là trận kéo dài nhất từ ngày có đấu tranh vũ trang và giành được thắng lợi rất lớn: loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.000 tên địch, diệt 37 xe quân sự, bắn rơi 24 máy bay, bắn hỏng 13 chiếc khác.
Chiến thắng Bình Giã đánh dấu sự phá sản của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Trận Bình Giã (Bà Rịa) là trận kéo dài nhất từ ngày có đấu tranh vũ trang và giành được thắng lợi rất lớn: loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.000 tên địch, diệt 37 xe quân sự, bắn rơi 24 máy bay, bắn hỏng 13 chiếc khác.
Chiến thắng Bình Giã đánh dấu sự phá sản của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
* Ngày 5-12-1986, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã khai mạc hội nghị quốc tế địa chất khu vực Đông Dương. Có 22 nước và tổ chức quốc tế tham gia.
Cùng ngày, tại Hà Nội đã khai mạc Hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật Việt Nam lần thứ ba.
Cùng ngày, tại Hà Nội đã khai mạc Hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật Việt Nam lần thứ ba.
* Tối ngày 5-12-2003, tại Hà Nội diễn ra buổi lễ khai mạc hoành tráng Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 (SEA Cames 22). Đây là lần đầu tiên SEA Cames được tổ chức tại Việt Nam, SEA Cames 22 có 32 môn thi và 435 bộ huy chương. Việt Nam xếp thứ nhất toàn đoàn với tổng sắp 346 huy chương, trong đó có 158 huy chương vàng, 97 huy chương bạc và 91 huy chương đồng.
Thế giới* Vôngǎng Amadơ Môza (Wolffgang Amadeus Mozart) là nhạc sĩ, nhà soạn nhạc thiên tài người Áo. Ông là thần đồng âm nhạc. Nǎm tuổi, ông tham gia biểu diễn trong giàn nhạc giáo đường cùng với cha mình. Nǎm 12 tuổi ông viết một vở kịch cho nhà hát ôpêra. Nǎm 14 tuổi, ông sáng tác thành công vở nhạc kịch "Vua Mitơridat xứ Pông" và tên tuổi ông vang khắp châu Âu. Ông đã đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên ông vẫn sống trong hoàn cảnh nghèo khó, bệnh tật, và đã qua đời ngày 5-12-1791 khi mới 35 tuổi. Ông để lại một di sản âm nhạc đồ sộ và vô giá, với 626 tác phẩm lớn nhỏ, trong đó có 24 vở ôpêra nổi tiếng, 50 bản giao hưởng... Ông còn là một trong những người thầy âm nhạc. Ông tìm tòi sự trong sáng, thanh nhã trong giai điệu và đã đạt tới sự vĩ đại qua sự đơn giản và kiều diễm. Ông thật sự là "một thiên tài phát sáng" như nhận xét của nhạc sĩ Nga Traicốpxki
* Alếchxanđrơ Đuyma (Alexandre Dumas) (bố) là nhà viết tiểu thuyết Pháp, sinh ngày 24-12-1802 nǎm 27 tuổi ông đã nổi tiếng với vở kịch "Vua Henri III và triều đình" và sau đó ông viết 90 vở kịch lịch sử. Giai đoạn sau ông bắt đầu viết tiểu thuyết lịch sử. Với các vở nổi tiếng là: Biên niên sử nước Pháp, Ba chàng ngự lâm pháo thủ, Nữ Hoàng Margot, Bá tước Monte Cristo... Với óc tưởng tượng phong phú, ông sử dụng chất liệu lịch sử để xây dựng nhân vật theo ý muốn.
Ông mất ngày 5-12-1870.
Ông mất ngày 5-12-1870.
* Oan Đítsnây (Walt Disnay) Hoạ sĩ, đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Mỹ, cha đẻ phim hoạt hình và giải trí cho trẻ thơ. Ông sinh ngày 5-12-1901. Từ phim hoạt hoạ "Alice" đầu tiên, ông có phim hoạt hình như: Chú chuột Mickey, Người lái tàu, Chú vịt Donald, chó Pluto, gấu Ballo, Beo Baghera, Nai Bambi... Nǎm 1938 ông được giải Osca với bộ phim"Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn". Sau đó là một loạt phim: Pinocchio, Frantasia, Bambi, Cô bé lọ lem, Người đẹp ngủ trong rừng... Ông còn làm một số bộ phim khoa học về thế giới động vật và phim truyện. Tổng cộng đã được hơn 30 giải Osca, 900 bằng khen của nhiều nước, 5 bằng Tiến sĩ danh dự. Ông mất ngày 15-12-1966.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét