Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Bên kia của thực tại

AT - Những năm tháng ở trọ, đôi ba lần thực hiện những cuộc thiên di. Đồ đạc chẳng nhiều nhặn gì ngoài những thùng hộp lỉnh kỉnh sách và sách, cùng với hai chiếc giá làm bằng gỗ tạp mà người bạn từ quê nhà gửi tặng thuở sinh viên. Gia tài bé mọn khiến những chuyến ra đi bao giờ cũng nhẹ hều, dù thương nhớ có sướt mướt rớt rơi.
Ảnh: Xuân hường
Thường hay ngó kiếm một thư viện hay một chỗ có vẻ đàng hoàng để những cuốn sách khi ghé ngôi trường nào đó trong những chuyến công tác dọc dài. Như nỗi khát khao từ sự thiếu vắng một thư viện nhỏ trong ngôi trường nghèo giữa vùng cát bỏng mắt ở quê xưa. Để tìm lại bóng hình thằng-bé-quê lần đầu tiên đặt chân lên thị xã, không choáng ngợp trước những tòa nhà lộng lẫy và cửa hiệu cao sang, mà cứ ngẩn ngơ trước tiệm sách bé mọn nép mình bên con đường dẫn vào ngôi chợ sầm uất nhất tỉnh.

Phượng hồng

Thời Hoa Đỏ

Mong uoc ky niem xua - 3A

Ngày này năm xưa Ngày 09 tháng 12

Ngày này năm xưa
Ngày 09 tháng 12
SỰ KIỆN TRONG NƯỚC:
  • Bà Lê Thị Xuyến sinh ngày 9-12-1909 tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, qua đời nǎm 1996 tại Hà Nội.
    Tham gia cách mạng từ nǎm 1936, bà vào Đảng Cộng sản Đông Dương nǎm 1947.
    Là cán bộ nữ xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ và dân tộc, bà Lê Thị Xuyến đã giữ các chức vụ: Hội trưởng Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (từ 1946 đến 1956), Phó chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (từ 1956 đến 1978), đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khoá V, Phó chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Liên Việt toàn quốc, Phó chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam.
    Bà Lê Thị Xuyến đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì, Huy hiệu 40 nǎm tuổi Đảng, Huy chương vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Huy chương vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc.
  • Ngày 9-12-1920, tại Mátxcơva đã diễn ra Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ VIII. Tại đại hội, Lênin đã tình bày kế hoạch điện khí hoá toàn quốc, nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nước Nga xã hội chủ nghĩa và củng cố chính quyền Xô Viết. Kế hoạch điện khí hoá toàn quốc, về lý luận và thực tiễn, đều có giá trị cực kỳ quan trọng như chính câu nói bất hủ của Lênin: "Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa chính quyền Xô Viết cộng với điện khí hoá toàn quốc".
  • Ngày 9-12-1956, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh về chế độ báo chí, nhằm đảm bảo quyền tự do ngôn luận của nhân dân và ngǎn cấm những kẻ lợi dụng báo chí hại đến công cuộc đấu tranh cho hoà bình, thống nhất, độc lập và dân chủ của nước nhà.
  • Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn sinh nǎm 1905 ở Nghệ An, qua đời ngày 9-12-1993 tại Hà Nội.
    Ông là một học giả uyên thâm, có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực: sử học, vǎn học, triết học, ngôn ngữ học, dân tộc học, giáo dục học, cùng vốn hiểu biết phong phú về vǎn hoá phương Đông và phương Tây.
    Những công trình nghiên cứu của Giáo sư trong các lĩnh vực khoa học và tư duy Mác xít sâu sắc. Trong những công trình do chính ông viết hoặc trực tiếp chỉ đạo biên soạn nổi bật tình cảm dân tộc đậm đà, qua sự phân tích truyền thống tốt đẹp, những nhân vật anh hùng, những tài nǎng vǎn hoá lớn của đất nước, những giá trị nhân vǎn của dân tộc.
SỰ KIỆN NGOÀI NƯỚC:

Ngày này năm xưa Ngày 08 tháng 12

SỰ KIỆN TRONG NƯỚC:
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh nǎm 1491 và qua đời ngày 8-12-1585, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
    Ông học giỏi, đỗ trạng nguyên, làm quan dưới triều nhà Mạc. Ông đã dâng sớ vạch tội và xin chém đầu 10 tên lộng thần. Vua không nghe, ông từ quan, về dạy học. Học trò có nhiều người nổi tiếng như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ... Trong khi ông ở ẩn, vua nhà Mạc và các Chúa Trịnh, Nguyễn có nhiều việc hệ trọng vẫn cho người đến hỏi ý ông. Ông thường kín đáo khuyên vua chúa cố gắng tránh chiến tranh để nhân dân khỏi khổ. Lúc mất ông được vua Mạc truy phong Trình quốc công, do đó có tên gọi là Trạng Trình.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm còn để lại hai tập thơ chữ Hán và chữ Nôm là: Bạch vân am thi tập và Bạch vân quốc ngữ thi tập. Ông được xếp vào hàng những nhà thơ lớn của dân tộc.
  • Đêm 7 rạng ngày 8-12-1941 không quân của hạm đội Nhật bất ngờ tập kích vào Trân Châu Cảng, một cǎn cứ chiến lược Mỹ ở Ha Oai (Thái Bình Dương) gây cho quân Mỹ những thiệt hại nghiêm trọng. Ngày 8-12, Nhật tuyên chiến với Mỹ, Anh, Úc và Canađa, đồng thời cho quân đội đổ bộ lên đảo Boocnéo (thuộc địa Anh ở Đông Nam Á), chiếm tô giới Anh ở Thiên Tân, Thượng Hải. Cùng Ngày, Mỹ, Anh, Úc, Canađa và Pháp cũng tuyên chiến với Nhật. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.
  • Ngày 8-12-1973, đoàn 24 công nhân xây dựng Cuba đầu tiên do Đảng cộng sản và Chính phủ Cuba cử sang xây dựng đã đến Việt Nam. Đội xây dựng quốc tế xã hội chủ nghĩa Cuba đã tham gia xây dựng nhiều công trình quan trọng ở miền Bắc Việt Nam. Trong nhiều nǎm liền các công nhân xây dựng Cuba, với tình cảm anh em, đã góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị sâu sắc Việt Nam - Cuba. Nhiều công trình đã phát huy tốt, góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
SỰ KIỆN NGOÀI NƯỚC:
  • Nhà máy điện nhờ trữ không khí nén đã được Hǎntophơ (Huntorf) - người Đức - giới thiệu trước công chúng ngày 8-12-1978.
    Các nhà máy điện nhờ trữ không khí nén cho phép thay nhà máy thuỷ điện ở vùng đồng bằng. Một bể chứa được tạo thành từ những hang ở độ sâu 500 mét, được chứa đầy không khí nén. Nó có thể tạo ra công suất khoảng 220 mêga oát.

Today in History for December 7th ( Tiếng Việt)

Ngày 07 tháng 12
SỰ KIỆN TRONG NƯỚC:
  • Tướng quân Phạm Ngũ Lão sinh nǎm 1255, qua đời ngày 7-12-1320. Ông người làng Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, là con rể Trần Hưng Đạo.
    Ông là một tướng có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII. Dưới triều vua Trần Anh Tông, ông còn lập nhiều chiến công ở biên giới phía Nam, được phong chức Điện soái thượng tướng quân. Tuy là võ tướng, ông cũng thích đọc sách, ngâm thơ. Tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài thơ: Thuật hoài (tỏ lòng) và bài Viếng Hưng Đạo đại Vương
    Thuở đầu lập nghiệp, Phạm Ngũ Lão được truyền tụng với câu chuyện ngồi bên đường đan sọt, giáo đâm vào đùi chẳng hề hay biết vì mải lo mưu kế đánh giặc.
  • Nguyễn Công Trứ sinh nǎm 1778, quê ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, mất ngày 7-12-1895
    Ông học hành cần cù nhưng mãi đến nǎm 42 tuổi mới đỗ giải nguyên làm quan dưới triều nhà Nguyễn. Làm quan đến Thị lang Bộ hình và Đại tướng, có lúc bị cách chức xuống làm lính thú ở biên thuỳ, song ông vẫn trung thành với nhà Nguyễn. Khi làm Dinh điền sứ, ông đã có công mộ dân khai khẩn đất hoang, lập hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Ngày nay các nơi ấy vẫn còn đền thờ ông.
    Nguyễn Công Trứ còn để lại 50 bài thơ, hơn 60 bài ca trù và một bài phú nổi tiếng "Hàn nho phong vị phú" đều viết bằng chữ Nôm. "Bài ca ngất ngưởng" cũng là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Công Trứ.
  • Ngày 7-12-1995, Bộ Vǎn hoá - Thông tin đã lập dự án quy hoạch tổng thể làng vǎn hoá các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô - Ngải Sơn huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
    Dự án nhằm xây dựng trung tâm vǎn hoá lớn tầm cỡ quốc gia dưới dạng một công viên vǎn hoá để tái hiện trưng bày những truyền thống, thành tựu vǎn hoá vật chất và tinh thần tiêu biểu của các dân tộc Việt Nam. Làng vǎn hóa này có diện tích 1540 ha, với tổng mức đầu tư dự án là gần 600 triệu đôla Mỹ.
SỰ KIỆN NGOÀI NƯỚC:

Today in History for December 8th

Today in History for December 7th

Tron Lesson 1 November 30th